Bê tông chịu lửa (chịu nhiệt )

Liên hệ

 

Bê tông chịu nhiệt được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và xây dựng. Chúng là loại vật liệu có khả năng chịu lửa tốt, phòng chống cháy nổ. Nhờ các ưu điểm vượt bậc mà chúng được sử dụng làm lớp lót cho lò luyện. Sử dụng trong lò phản ứng nhiệt hay lò có chứa các sản phẩm phản ứng với nhiệt độ cao. Hoặc tùy theo nhu cầu của người sử dụng. Nếu còn thắc mắc về giá bê tông chịu nhiệt, cùng Vinapad tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

 

1. Bê tông chịu nhiệt là gì?

 

Đó là dòng bê tông được biết đến với khả năng chịu lửa và nhiệt cao lên đến 1.500 độ C. Có độ bền cao tương đương với kim loại sắt. Đồng thời chúng cũng có tính chịu ăn mòn rất cao. Đây là một trong những loại bê tông siêu bền và ít bị nứt vỡ. Được dùng trong các kết cấu xây dựng công nghiệp, yêu cầu bảo tồn được các tính chất cơ – lý trong thời gian quy định dưới tác động lâu dài của nhiệt độ cao.  

Bê tông chịu nhiệt được làm từ các thành phần chính như xi măng được làm sạch với tốc độ cao. Xi măng có nồng độ Al2O3 cao hơn bình thường. Đồng thời gia giảm các chất phụ gia và hàm lượng của CaO xuống còn 5-7%. Và có thể sử dụng các phụ gia khác thêm vào để tăng độ bền cho các sản phẩm bê tông.

 
Có thành phần chính từ xi măng và một số phụ gia khác

2. Đặc điểm của bê tông chịu lửa

Đặc điểm nổi bật của bê tông chịu nhiệt là gì? Ngoài tính chống ăn mòn cao còn có khả năng ngăn chặn các chất ở nhiệt độ cao. Giúp các phản ứng giữa các chất được xảy ra hoàn toàn mà không gây ra hiện tượng hao hụt nguyên vật liệu hay tốn kém chi phí phát sinh. Nhờ đó nâng cao hiệu suất làm việc cũng như giảm chi phí trong mỗi lần sử dụng. Vì khả năng chịu nhiệt và chống được lửa cao nên loại bê tông này còn giúp giảm thiểu những rủi ro, thất thoát do hỏa hoạn gây ra.

3. Ưu nhược điểm của bê tông chịu lửa so với các loại bê tông khác

So với những loại bê tông thông thường khác, bê tông chịu nhiệt có những ưu, nhược điểm gì?

3.1. Ưu điểm của bê tông chịu nhiệt là gì?

  • Chịu được lửa, nhiệt độ cao hơn nhiều lần so với các loại bê tông thông thường.
  • Có khả năng chịu ăn mòn cao và độ bền tương đương với kim loại sắt.
  • Thi công được ở những khe hẹp, hình dạng phức tạp yêu cầu tính chịu lửa, chịu nhiệt mà các bê tông thường không làm được.
  • Vì yêu cầu cao về thành phần nên chúng có tính chất tương đối đồng nhất.
be-tong-chiu-nhiet-la-gi-01
Có khả năng chống ăn mòn cao

3.2. Nhược điểm

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vượt bật của mình thì bê tông chịu nhiệt cũng có một số hạn chế như:

  • Độ xốp cao hơn loại gạch nung nên không thể tiếp xúc với môi trường lỏng nóng chảy như xỉ lỏng, thủy tinh nóng chảy,…
  • Độ bền sốc nhiệt cũng cao hơn nhiều so với các loại bê tông thường tuy nhiên vẫn thấp hơn gạch chịu lửa nung. Vì thế nó chỉ thích hợp với hệ lò làm việc liên tục ít bị thay đổi nhiệt đột ngột.

 

 

be-tong-chiu-nhiet-la-gi-02
Được ứng dụng trong xây dựng và công nghiệp

Nhiều công trình xây dựng dân dụng hay công nghiệp đều có những hạng mục công trình yêu cầu về tính chịu nhiệt cao. Bê tông chịu lửa là lựa chọn hoàn hảo. Chúng được sử dụng làm lớp lót cho các lò luyện, là phản ứng nhiệt. Hay lò có chứa các sản phẩm phản ứng với nhiệt độ cao.

Ngoài ra, còn được ứng dụng để sản xuất các chế phẩm khác như ngói chịu nhiệt, gạch chịu nhiệt, bê tông khối chịu nhiệt,… Và các sản phẩm chịu nhiệt cao khác.